Ngày 23 tháng Chạp hàng năm đối với người Việt Nam là ngày lễ tiễn Ông Táo về trời. Đây là một nghi lễ quan trọng đánh dấu sự kết thúc của năm âm lịch.

Từ ngày 23, Tết đã đến thật gần, cuộc sống thường nhật trở nên vội vã, người dân đếm ngược thời gian để chuẩn bị cho năm mới.

Trong nhịp hối hả ấy, một ngày trước khi tiễn Ông Táo về trời, chúng tôi lên đường đi Tây Ninh – một tỉnh giáp biên giới Campuchia, đặc biệt là đi về huyện Bến Cầu – huyện nhỏ nhất trong 6 huyện của tỉnh, là huyện đông dân nhất nhưng cũng nghèo nhất tỉnh.

Vừa bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà đầu tiên, không khí rộn ràng đón Tết bỗng biến mất một cách kỳ lạ. Ở đây là một cuộc sống khắc nghiệt, ngày qua ngày. Có những ngôi nhà không cánh cửa ra vào, không cửa sổ, nhưng vẫn nóng bức đến ngột ngạt do mái nhà lợp tôn như úp chụp xuống người ta. Có những ông bà già mù chữ nuôi nấng những đứa cháu bị chính bố mẹ bỏ rơi ngay khi lọt lòng vì chúng tật nguyền. Dù vậy, những đứa trẻ khiếm khuyết, thiếu thốn ấy vẫn nuôi hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.

Le An Nhien   Le An Nhien   Le Ngoc Diem   Le Thanh Tra

Chúng tôi đã thấy các trường hợp: dị tật tim bẩm sinh, bệnh loạn dưỡng cơ, khuyết tật vận động, thiểu năng trí tuệ, …

Chúng tôi đã gặp gỡ: những người cha người mẹ chất phác nhưng đầy tình yêu thương, những ông bà đã cao tuổi không biết xoay sở ra sao để chăm cháu tật nguyền, nhưng trên hết là những đứa trẻ can đảm luôn nỗ lực bằng tất cả sức lực của mình.

Nguyen Thi Tran    Pham Quoc Nam    Phan Nhut Hao

Bến Cầu ở Tây Ninh làm chúng tôi choáng vì sự tương phản của nó: một bên là đồn biên giới Mộc Bài dẫn vào các sòng bạc sang trọng của Campuchia, nơi có rất nhiều khách du lịch giàu có đến từ các thành phố lớn, bên kia là các gia đình cơ cực, thiếu thốn, đối diện từng ngày với sự khuyết tật của con em . Đối với họ, Tết chỉ là một từ trống rỗng.

 

Loan Võ

Chủ tịch

Tháng 02/2024

(bản dịch của Phạm Thị Khuyên)