Tây Ninh, trước ngày tiễn Ông Táo về trời
- Banner được lưu thành công.
- Lượt xem: 260
Ngày 23 tháng Chạp hàng năm đối với người Việt Nam là ngày lễ tiễn Ông Táo về trời. Đây là một nghi lễ quan trọng đánh dấu sự kết thúc của năm âm lịch.
Từ ngày 23, Tết đã đến thật gần, cuộc sống thường nhật trở nên vội vã, người dân đếm ngược thời gian để chuẩn bị cho năm mới.
Trong nhịp hối hả ấy, một ngày trước khi tiễn Ông Táo về trời, chúng tôi lên đường đi Tây Ninh – một tỉnh giáp biên giới Campuchia, đặc biệt là đi về huyện Bến Cầu – huyện nhỏ nhất trong 6 huyện của tỉnh, là huyện đông dân nhất nhưng cũng nghèo nhất tỉnh.
Vừa bước qua ngưỡng cửa của ngôi nhà đầu tiên, không khí rộn ràng đón Tết bỗng biến mất một cách kỳ lạ. Ở đây là một cuộc sống khắc nghiệt, ngày qua ngày. Có những ngôi nhà không cánh cửa ra vào, không cửa sổ, nhưng vẫn nóng bức đến ngột ngạt do mái nhà lợp tôn như úp chụp xuống người ta. Có những ông bà già mù chữ nuôi nấng những đứa cháu bị chính bố mẹ bỏ rơi ngay khi lọt lòng vì chúng tật nguyền. Dù vậy, những đứa trẻ khiếm khuyết, thiếu thốn ấy vẫn nuôi hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn.
Chúng tôi đã thấy các trường hợp: dị tật tim bẩm sinh, bệnh loạn dưỡng cơ, khuyết tật vận động, thiểu năng trí tuệ, …
Chúng tôi đã gặp gỡ: những người cha người mẹ chất phác nhưng đầy tình yêu thương, những ông bà đã cao tuổi không biết xoay sở ra sao để chăm cháu tật nguyền, nhưng trên hết là những đứa trẻ can đảm luôn nỗ lực bằng tất cả sức lực của mình.
Bến Cầu ở Tây Ninh làm chúng tôi choáng vì sự tương phản của nó: một bên là đồn biên giới Mộc Bài dẫn vào các sòng bạc sang trọng của Campuchia, nơi có rất nhiều khách du lịch giàu có đến từ các thành phố lớn, bên kia là các gia đình cơ cực, thiếu thốn, đối diện từng ngày với sự khuyết tật của con em . Đối với họ, Tết chỉ là một từ trống rỗng.
Loan Võ
Chủ tịch
Tháng 02/2024
(bản dịch của Phạm Thị Khuyên)
Chuyến thăm Gia Lai
- Banner được lưu thành công.
- Lượt xem: 288
Gia Lai là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Tây Nguyên của Việt Nam, là tỉnh lớn nhất Tây Nguyên về diện tích và thứ hai về dân số với khoảng 1.600.000 người. Cái tên Gia Lai có nguồn gốc từ việc trước kia đây là vùng đất của dân tộc Ja Rai. Ngày nay, 50% dân số là người dân tộc thiểu số, trong đó đông nhất là người Ja Rai và Ba Na.
Trong chuyến thăm 33 trẻ được đỡ đầu rải rác khắp huyện Chư Sê, chúng tôi thật sự bị hẫng trước cảnh nghèo khó và điều kiện vô cùng bấp bênh của các gia đình. Đất khô cằn nên sản xuất cà phê và hồ tiêu không được ổn định, 6 tháng mưa kéo theo 6 tháng hạn hán chỉ cho phép một vụ thu hoạch lúa hàng năm thay vì hai vụ như ở vùng đồng bằng sông Hồng hay thậm chí ba vụ ở đồng bằng sông Mê Kông. Những con bò từ chương trình cho vay vốn không có trong chuồng khi chúng tôi đến thăm, chúng đã “xuống” đồng bằng để tìm cỏ tươi hơn, và đi cùng với chúng là người chủ gia đình hoặc đôi khi là một đứa trẻ đủ lớn để chăn bò. Trời đã không mưa kể từ tháng 10 năm ngoái!
Các bà mẹ thì không thể đi làm rẫy mà phải chăm sóc con, đặc biệt là trẻ khuyết tật, nhưng họ biết quản lý số tiền VNED cấp cho con, để dành một phần phòng khi đau ốm, mua sữa, mua thuốc chống động kinh, vì hầu hết 33 trẻ được giúp đỡ đều khuyết tật nặng: không biết nói, không biết ngồi hoặc không biết đi... Có những trường hợp bị tật nứt đốt sống, não úng thủy, bệnh tạo xương bất toàn (bệnh xương thủy tinh), bệnh teo cơ và thậm chí là bong biểu bì bọng nước, bên cạnh những trường hợp bại não.
Ba ngày rong ruổi qua những ngôi làng với những cái tên khó đoán và khó phát âm: Ayun, Ia Tiêm, Al Bã, Chư Pơng, Kong Htok...Tôi tự nhủ rằng thật may mắn khi VNED đã đến và hỗ trợ những người dân ở vùng nghèo khó và xa xôi này, những con người đang trở nên xa lạ trên chính mảnh đất của họ vì sự thay đổi chóng mặt của xã hội bên ngoài, đất đai bị chia lại, không còn có thể nuôi sống họ như trước kia. Họ bị đẩy trở thành những người làm thuê cho chính những người đã lấy đất của họ.
Loan Võ
Chủ tịch Hội
Tháng 01/2024
( Bản dịch của Phạm thị Khuyên )
Voeux de l'année du Dragon de Feu 2024
- Banner được lưu thành công.
- Lượt xem: 1337
Tổng kết hoạt động năm 2022
- Banner được lưu thành công.
- Lượt xem: 412
TỔNG KẾT HOẠT ĐỘNG NĂM 2022
I. SỐ LIỆU HOẠT ĐỘNG NĂM 2022
- Bảng so sánh
|
2012 |
2013 |
2014 |
2015 |
2016 |
2017 |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
Thành viên |
161 |
152 |
150 |
146 |
129 |
130 |
115 |
109 |
111 |
101 |
104 |
Nhà tài trợ |
359 |
325 |
358 |
298 |
269 |
278 |
252 |
246 |
226 |
235 |
238 |
Trẻ đỡ đầu |
264 |
228 |
236 |
227 |
215 |
193 |
185 |
217 |
205 |
208 |
243 |
Trẻ nhận học bổng |
326 |
216 |
207 |
237 |
222 |
227 |
246 |
246 |
240 |
242 |
204 |
Vay vốn |
284 |
350 |
419 |
447 |
469 |
502 |
528 |
536 |
539 |
540 |
542 |
Năm 2022, mọi hoạt động đã được bình thường hóa sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, những tồn đọng từ những năm trước dẫn đến việc chúng tôi chỉ hoàn thành trao tiền của năm 2022 vào tháng 4/2023.
Ở Pháp, số lượng nhà tài trợ (238), và số lượng trẻ em được giúp đỡ không thay đổi mấy (447). Về mặt tài chính, 2023 là một năm tương đối ổn định.
- Số liệu về đỡ đầu và học bổng
* Số liệu
Năm 2022, Hội đã giúp 447 em nhỏ : 243 em được nhận suất đỡ đầu 200€, 204 em khác được hưởng học bổng 120€.
145 em vẫn được giúp đỡ từ trích quỹ của Hội.
Khoản tiền đã trao cho các gia đình năm 2022 :
- Đỡ đầu 200€ : 5.400.000 đồng.
- Học bổng 120€ : 3.250.000 đồng.
Tỷ giá trung bình năm 2022 là 24.478 đồng/euro (xin xem bảng phụ lục), điều đó có nghĩa là để duy trì số tiền trao cho các gia đình thì Hội đã bù vào 10,30% do tỉ giá đồng euro so với Việt Nam đồng thấp hơn trước đây.
* Tình hình ở Việt Nam
Đại dịch Covid đã ảnh hưởng đáng kể đến người dân Việt Nam. Một số em được Hội giúp đã phải bỏ học để tìm việc làm phụ giúp gia đình (giảm 38 em so với báo cáo năm 2021), và những gia đình nghèo có con ốm đau hoặc khuyết tật được nhận đỡ đầu đã tăng lên (thêm 35 em).
Bên cạnh đó, một vài trẻ được đỡ đầu hoặc nhận học bổng đã làm niềm tự hào của Hội (theo ảnh) :
- Nguyễn Thị Minh Phương ở Quảng Trị đã tốt nghiệp bác sĩ ngành Y tế dự phòng.
- Nguyễn Thị Nga ở Quảng Trị đã trở thành giáo viên.
- Hà Thuận Nguyên ở Tiền Giang, mặc dù bàn tay bàn chân bị chẻ ngón, đã đạt được chứng chỉ kĩ thuật và làm việc bảo trì máy móc nông nghiệp trong một doanh nghiệp lớn.
- Vũ Hồng Ngọc ở Ninh Bình, y tá chuyên chăm sóc răng miệng.
Học phí đại học ở Việt Nam khá đắt, học phí thường niên trung bình lên tới 25 triệu đồng (tương đương 1000 euros), và những em xuất thân từ các tỉnh lẻ sẽ phải chi trả thêm tiền thuê nhà, tiền sinh hoạt có thể lên tới 3 triệu đồng mỗi tháng (khoảng 120 euros). Tôi đề nghị xin cho 1 trường hợp đặc biệt : sinh viên Bùi Thị Thảo, 19 tuổi, năm thứ nhất đại học sư phạm (có bài viết trên web www.vned.org) được hưởng 2 suất đỡ đầu để em ấy có thể trải qua 4 năm đại học.
* Tình hình ở Pháp
Số lượng nhà tài trợ được duy trì, nhờ công tác truyền thông của các bạn, xin cảm ơn tất cả các bạn vì điều đó. Chúng tôi kêu gọi các ứng cử viên cho vị trí trợ lý thủ quỹ, trợ lý thư ký, phụ trách vùng. Nếu các bạn có thời gian để cống hiến, các bạn luôn được chào đón, như thế đội ngũ tình nguyện luôn được củng cố và hoạt động của Hội được tiếp tục duy trì khi vẫn còn các gia đình cần đến sự giúp đỡ của chúng ta.
- Số liệu về vay vốn
Chỉ có 2 suất vay vốn mới của năm 2022, nâng tổng số vay vốn lên 542. Tình hình kinh tế thế giới không ổn định làm gián đoạn các dự án phát triển chăn nuôi (là phần lớn các mục đích sử dụng vốn) vì giá lương thực gia súc tăng vọt.
Chúng tôi tiếp tục hoãn việc thu hồi các khoản vay vốn cũ (gia hạn thành 5 năm hoặc hơn thay vì 3 năm) và chúng tôi xóa nợ cho một vài trường hợp hộ gia đình không còn khả năng trả nợ.
Số vay vốn đã xóa :
13 suất vay vốn cá lẻ ở miền Bắc, tổng số tiền là 3343€.
Lý do phần lớn là:
- Dịch tả lợn Châu Phi.
- Lũ lụt.
- Covid.
- Người thụ hưởng đã mất.
Vào tháng 5/2023, Hội Nạn nhân chất độc da cam Việt Nam (Vava) đã gửi thư điện tử đề nghị Hội xóa nợ những khoản vay vốn của tỉnh Quảng Bình : tất cả là 19 suất vay vốn, tổng số tiền là 7.454€. Người đại diện của Hội ở Việt-Nam đang kiểm tra từng trường hợp. Những khoản nợ được xóa sẽ được đưa vào kế toán năm 2023, trình Đại hội năm 2024.
- Số liệu về y tế
Đã chi trả cho 2 cuộc phẫu thuật :
- Giải phẫu tim cho em Trần Minh Hưng ở Đại Lộc.
- Phẫu thuật não úng thủy cho em Rah Lan Suốt ở Gia Lai.
Tổng chi phí trợ cấp y tế của năm 2022 là 125.608.567 đồng tương đương 5024€, chia ra như sau
- Tiền viện phí, chăm sóc và thuốc men : 3024€
- Hỗ trợ lương cho 3 bác sĩ tại Trung tâm phục hồi chức năng tỉnh Vĩnh Long : 13.500.000 đồng/quý (500 euros/quý).
Có 5 cháu nhỏ đã qua đời năm 2022
II. VNED ở Pháp
- VNED IDF đã tham gia « Diễn đàn các hiệp hội người khuyết tật của Paris » được tổ chức bởi Tòa thị chính quận 14, Paris ngày 11/06/2022.
- VNED đã tham gia « Ngày hội Orsay » ngày 04/09/2022.
III. VNED ở Việt Nam
- Giấy phép hoạt động
Pháp luật liên quan đến hoạt động của các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam đã thay đổi: thay vì giấy phép hoạt động do PACCOM (Ủy ban điều phối viện trợ nhân dân) cấp, từ năm 2022, bất kỳ tổ chức phi Chính phủ nào cũng phải Đăng ký với Bộ Ngoại giao.
VNED vừa được cấp Giấy phép đăng ký hoạt động sau hơn 1 năm làm thủ tục. Giấy phép này được gia hạn mỗi 3 năm.
- Công tác tình nguyện
VNED may mắn có mạng lưới tình nguyện viên trải dài trên 30 tỉnh thành của Việt Nam, từ Bắc tới Nam.
IV. Phương hướng năm 2023
VNED IDF đã tham gia «Diễn đàn các hiệp hội khuyết tật của Paris » được tổ chức bởi Tòa Thị chính quận 14, Paris ngày 16/6/2023. Từ năm 2022, trụ sở của Hội được chuyển về quận 14, và tổng thư ký Phan Văn Châu của chúng ta đã tích cực tham gia vào nhiều hoạt động hiệp hội và văn hóa được tổ chức bởi Tòa thị chính quận 14 .
VNED Grenoble tham gia vào Diễn đàn Hiệp hội và Thể thao ngày 09/9/2023.
|
Loan Võ
Chủ tịch Hội
Một giáo viên tương lai rất đặc biệt
- Banner được lưu thành công.
- Lượt xem: 501
Mùa xuân năm 2023, trong cuộc gặp gỡ với các bạn trẻ nhận học bổng của Hội tại Hà Nội, một sinh viên trẻ đã thực sự làm tôi ấn tượng: Bùi Thị Thảo, 19 tuổi, học năm thứ nhất trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Phải biết đến Thảo từ khi còn là một đứa trẻ ở quê hương Ứng Hòa, (phía Tây Hà Nội) thì mới nhìn được hướng đi đầy nghị lực của cô ấy.Lần đầu gặp vào năm 2014, Thảo mới chỉ học lớp 4 và giành chiến thắng trong tất cả các cuộc thi ở trường. Gia đình tổng mười một người chen chúc trong một căn nhà nghèo nàn cùng cực: ông bà nội, bố mẹ với năm người con (Thảo là con thứ 3) cộng thêm hai người chú thiểu năng. Ông nội nguyên là quân nhân bị di chứng về đường hô hấp. Ba người con trai của ông bà, trong đó có bố của Thảo, đều bị bệnh tâm thần, mọi việc trong nhà đều trông cậy vào mẹ Thảo, vừa trông bò cho hàng xóm, vừa đi lượm ni lông, giấy vụn đem bán đồng nát. Trong môi trường gian khó như vậy mà năm đứa trẻ đều học tập rất tốt, những bức tường nhà được khoác lên mình hàng chục tấm giấy khen.
( Ảnh chụp năm 2014 : Cùng với bé Thảo )
( Ảnh chụp năm 2014 . Ảnh trái : bằng khen của Thảo ; Ảnh phải : Gia đình Thảo )
Hai năm sau (2016) tôi đến thăm nhà Thảo. Ông nội đã qua đời vì căn bệnh ung thư phổi, Thảo đang bước vào lớp 6 và đã vạch rõ mục tiêu: cô bé nói với tôi rằng sẽ nỗ lực hết sức mình.
( Ảnh chụp năm 2016 . Ảnh trái : Cùng với hai chị em Thảo . Ảnh phải : Mẹ của Thảo )
Lần tái ngộ năm nay, 2023, là tròn 10 năm Hội đã đồng hành cùng Thảo. Cô gái nhỏ nhắn chiều cao khoảng 85 cm, tươi cười và hoạt bát, đã thi đỗ vào trường Đại học Sư phạm Hà Nội và hiên ngang bước vào cuộc sống xa nhà mà không hề bỡ ngỡ. Những khó khăn do ngoại hình nhỏ bé, đặc biệt là khi lên xuống xe buýt, ban đầu hẳn làm cô ấy hoảng sợ. Nhưng nhìn gương mặt tươi cười và tự tin, và nhất là nhìn vào việc chọn ngành học một cách thông minh: ngành « giáo dục đặc biệt » nghĩa là giáo viên dạy cho những học sinh “đặc biệt” là trẻ chậm phát triển trí tuệ/thể chất hoặc trẻ tự kỷ, tôi biết chắc rằng Thảo sẽ thực hiện được ước mơ của mình.
( Ảnh chụp năm 2023 : cùng với Thảo , sinh viên năm thứ nhất trường Sư Phạm Hà Nội )
Loan
Mùa Xuân năm 2023
Bài dịch của Phạm Thị Khuyên
Trang 1 / 2